Quy định về an toàn vệ sinh lao động
I. MỤC ĐÍCH:
- Đảm bảo An toàn cho sức khỏe của Cán bộ – Công nhân viên Công ty.
- Đảm bảo an toàn cho tài sản trang thiết bị nhà xưởng của Công ty.
II. PHẠM VI:
- Nội quy về An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động được lập theo Quy định của Công ty và chế độ hiện hành của Nhà nước.
- Nội quy định việc thực hiện công tác về An toàn lao động, Vệ sinh Lao động và quy trình vận hành cho các loại máy móc thiết bị đang được sử dụng trong Công ty.
- Từ công nhân viên (CNV) ở đây dùng để chỉ những người làm việc và có hưởng quyền lợi, nghĩa vụ trong Công ty.
- Từ An toàn viên (ATV) ở đây dùng để chỉ những người làm việc trong mạng lưới An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động của Công ty.
III. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY
1/ Tổng Giám Đốc Công ty chịu trách nhiệm triển khai việc kiểm tra, đôn đốc công nhân viên thực hiện các quy định về An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động của nội quy này.
- Ra quyết định kỷ luật công nhân viên vi phạm.
- Tổ chức việc kiểm tra định kỳ.
2/ Ban Trật tự Vệ sinh, An toàn lao động và Quản lý thiết bị nhà xưởng (gọi tắt là Ban TTAT-TBNX) chịu trách nhiệm triển khai huấn luyện công nhân viên về quy định An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động, quy trình vận hành thiết bị mà công nhân viên được sử dụng.
3/ Trạm y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra tai nạn lao động tại Công ty báo cáo cho Phòng Tổ chức Hành chánh và Ban Tổng Giám đốc Công ty.
4/ Trạm y tế lập báo cáo tình hình tai nạn lao động, các loại bệnh sáu tháng một lần gửi cho các Cơ quan Nhà nước quản lý có thẩm quyền.
CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY
- Mọi Cán bộ - Công nhân viên đều có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành nội quy này.
- Các An toàn viên Công ty có trách nhiệm triển khai các hoạt động về mặt An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động theo chỉ thị của Tổng Giám Đốc Công ty và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
- Công nhân viên được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ được cung cấp trong thời gian làm việc. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp
- Trong thời gian làm việc CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình.
- Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì CBCNV phải báo ngay cho Tổ trưởng để xử lý.
- Nếu không được phân công thì CBCNV không được tự ý sử dụng và sửa chữa thiết bị.
- Khi chưa được huấn luyện về quy tắc an toàn và vận hành thiết bị thì không được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị.
- Các sản phẩm, hàng hóa vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5 mét, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu.
- Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có đặt biển báo mới được sửa chữa.
- Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.
- Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi làm việc.
- Trong kho phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại.
- Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường phải:
- Tắt công tắc điện cho ngừng máy.
- Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo cáo ngay cho nhân viên phụ trách An toàn và Y tế của Công ty.
- Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
- Công nhân viên có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn và Sức khỏe về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao động xảy ra tại Công ty.
- Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, công nhân viên lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho An toàn viên để xử lý.
- Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị An toàn Lao động có trong Công ty.
- Công nhân viên phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn An toàn nơi sản xuất.
CHƯƠNG IV: QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Trong giờ làm việc, công nhân viên phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, phương tiện dụng cụ đã được Công ty cấp phát trong thời gian làm việc.
- Toàn thể công nhân viên phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc của mình gồm:
- Vệ sinh công nghiệp chung toàn Công ty.
- Các thiết bị do mình phụ trách phải được kiểm tra định kỳ do Công ty qui định.
- Công nhân viên phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ sạch sẽ nơi làm việc, ăn uống và nơi vệ sinh công cộng.
- Công nhân viên phải tham gia chương trình chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ hàng năm do Công ty tổ chức.
- Công ty chỉ cho phép công nhân viên vào công ty làm việc với trạng thái cơ thể tâm lý bình thường. Tổ trưởng có thể buộc công nhân viên ngừng việc khi phát hiện công nhân viên có sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu, bia v.v...
- Những công nhân viên vận hành máy móc thiết bị khi cơ thể tâm lý bình thường. Trong khi làm việc hoặc vận hành máy, nếu công nhân viên cảm thấy cơ thể không bình thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng việc ngay và báo cho Tổ trưởng giải quyết kịp thời.
- Công nhân viên phải báo cáo với Trạm Y tế Công ty về bệnh của mình (đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, dễ lây) để được chữa kịp thời. Công nhân viên nghiện ma túy phải đi trung tâm cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Công nhân viên sử dụng máy dập nút, máy cắt bắt buộc phải sử dụng găng tay; sử dụng dụng cụ tẩy bắt buộc phải sử dụng khẩu trang, kính, công nhân ủi bắt buộc phải đứng chân trên miếng cách điện, công nhân may bắt buộc phải sử dụng khẩu trang.
- Công nhân viên phải báo cáo với những người có trách nhiệm và Trạm Y tế Công ty mọi trường hợp vi phạm nguyên tắc Vệ sinh lao động tại Công ty.
CHƯƠNG V: QUY ĐỊNH AN TOÀN VỀ ĐIỆN
- Chỉ những CBCNV đã được huấn luyện về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn về điện mới được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện.
- Khi làm việc và sữa chữa, phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ trang thiết bị bảo hộ.
- Không được cắt điện ở cầu dao tổng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép.
- Không được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế khi sửa chữa.
- Khi sửa điện, cần ngắt điện ở cầu dao tổng, phải có biển báo (cấm móc điện, đang sửa chữa) hoặc có người trực ở cầu dao tổng.
- Tổ cơ điện kiểm tra an toàn hệ thống điện định kỳ hàng tuần vào ngày thứ bảy. Việc kiểm tra phải được lập bằng biên bản.
CHƯƠNG VI: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ, MÁY MÓC
VI – 1/ Qui định chung:
- Công nhân phải được huấn luyện thuần thục về vận hành và an toàn khi đứng máy mới được sử dụng máy.
- Khi làm việc phải sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động theo quy định của từng Bộ phận đã được trang bị.
- Trình tự vận hành máy phải tuân thủ nghiêm ngặt, động tác thực hiện phải chính xác.
- Kiểm tra vệ sinh máy trước khi vận hành.
- Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không được vận hành và sửa máy.
- Mọi máy móc phải có hướng dẫn vận hành máy.
- Đối với các thiết bị áp lực phải có giấy phép sử dụng mới được sử dụng.
- Không được sửa chữa các thiết bị áp lực, khi thiết bị vẫn còn áp lực.
- Không được để các hóa chất dễ gây cháy gần các thiết bị áp lực trong lúc hoạt động.
- Khi ra về, công nhân phải tắt hết máy do mình sử dụng, Trưởng bộ phận trực tiếp có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên, công nhân của mình thực hiện theo quy định này, mọi trường hợp không tắt máy Trưởng bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm cao nhất.
VI – 2/ Hướng dẫn vận hành thiết bị:
Thực hiện theo hướng dẫn vận hành thiết bị của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đang thực hiện tại Công ty.
CHƯƠNG VII: QUI ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1/ PCCC là nghĩa vụ của toàn thể CBCNV kể cả khách hàng đến làm việc tại Công ty.
2/ Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của CBCNV trong Công ty, Công ty nghiêm cấm:
- Cấm sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm lửa.
- Cấm câu móc, sử dụng điện tùy tiện.
- Cấm dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Cấm dùng dây đồng, dây bạc thay cầu chì.
- Cấm để các chất dễ cháy gần cầu chì, táp lô điện và đường dây dẫn điện.
- Cấm dùng khoá mở nắp phuy xăng bằng thép.
3/ Khi hết giờ làm việc, các Xí nghiệp, Phòng phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt, bếp điện trước khi ra về và bảo vệ kiểm tra 2 lần giao ca sổ sách.
4/ Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy (0.5 mét cách tường) để tiện việc kiểm tra hàng và chữa cháy khi cần thiết.
5/ Khi xuất hàng, xe không được mở máy trong kho, nơi sản xuất và không được hút thuốc lá, khi xe đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
6/ Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
7/ Phương tiện chữa cháy không được sử dụng vào việc khác và phải để nơi dễ thấy, dễ lấy để chữa cháy.
8/ Ai thực hiện tốt nội quy này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật (áp dụng Luật PCCC).
TIÊU LỆNH CHỮA CHÁY
- Khi xảy ra phải báo động gấp (hệ thống PCCC tự động).
- Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
- Dùng bình CO2 + bột nước, máy bơm và vòi rồng cứu hỏa để dập tắt đám cháy.
- Gọi điện cho đội Cảnh sát PCCC gần nhất.
CHƯƠNG VIII: QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HÓA CHẤT
- Mọi hóa chất đều phải được lưu giữ, bảo quản trong một khu vực riêng, đánh dấu rõ ràng.
- Mọi hóa chất phải có bảng hướng dẫn sử dụng an toàn (MSDS) được treo tại khu vực để, sử dụng hoá chất. Trưởng Bộ phận có sử dụng hóa chất phải truyền đạt huấn luyện cách bảo quản, sử dụng cho hóa chất được sử dụng.
- Khu vực để hoá chất phải an toàn và được kiểm tra, bình đựng hóa chất phải được đóng lại cẩn thận trước khi ra về.
CHƯƠNG IX: QUY ĐỊNH VỀ THOÁT HIỂM, ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
- Các sự cố có thể xảy ra bao gồm: sự cố cháy nổ, sự cố do ngộ độc thức ăn, các sự cố bất ngờ như đổ tường, đổ nhà xưởng, lật mái nhà xưởng v.v...
- Khi xảy ra sự cố, Ban TTAT – TBNX, Đội viên Đội PCCC, Trưởng Bộ phận hướng dẫn lối thoát hiểm gần nhất và hướng dẫn cho CBCNV bình tĩnh chạy theo các lối thoát hiểm đó.
- Nguyên tắc thoát hiểm: Mọi Cán bộ công nhân viên phải thật bình tĩnh để tìm ra đường thoát hiểm và theo các hướng dẫn thoát hiểm gần và an toàn nhất, không được tranh nhau chạy dẫn đến tắc đường đi.
- Xác định người bị nạn (nếu có):
- Mọi CBCNV phải chạy ra sân của Công ty (gần khu văn phòng và nhà bảo vệ), các công nhân cùng tổ phải đứng gần nhau, công nhân của các tổ không được đứng lẫn lộn.
- Tổ trưởng và/hoặc tổ phó có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên mình đứng trong một khu vực nhất định.
- Tổ trưởng và/hoặc tổ phó có trách nhiệm đếm số nhân viên của mình, phát hiện ra người không có mặt tại nơi quy định, nhanh chóng báo ngay cho bộ phận cứu nạn tên của người vắng mặt.
CHƯƠNG X: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
- Công ty thành lập Ban Trật tự vệ sinh, An toàn Lao động và Quản lý thiết bị nhà xưởng.
- Ban TTAT-TBNX có quyền giám sát sự hoạt động của các công nhân viên tại Công ty về mặt An toàn Lao động và Vệ sinh Lao động.
- Huấn luyện cho công nhân viên và thực hiện nội dung khác về An toàn Vệ sinh Lao động.
- Ban TTAT-TBNX có trách nhiệm lập dự thảo bổ sung, sửa đổi Nội quy An toàn và Vệ sinh Lao động trình Tổng Giám Đốc phê duyệt trong trường hợp:
- Công ty có sự thay đổi về hoạt động dẫn tới nội quy có điều khoản không phù hợp.
- Công ty có sự thay đổi về môi trường sản xuất, thay đổi máy, chi tiết máy có liên quan.
- Khi pháp luật lao động yêu cầu.
5/ Các điều khoản của Nội quy này là quy định bắt buộc thực hiện. Các công nhân viên vi phạm điều khoản của Nội quy này đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật Lao động Việt nam và Quy định khen thưởng kỷ luật của Công ty.
6/ Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Công ty về An toàn và Vệ sinh Lao động có nội dung trái với những quy định trong nội quy này đều được bãi bỏ.
7/ Nội quy này được phổ biến trong toàn Công ty để mọi công nhân viên được biết và có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nội quy Cửa hàng đề ra.
Cửa hàng dụng cụ bảo hộ lao động Tân Trang trân trọng kính chào và hân hạnh phục vụ
- ĐC: 171/25A Ngô Mây, Quy Nhơn, Bình Định
- DĐ: 0967.455.777
- DĐ: 090.4242.768
- DĐ: 0974.116669
- DĐ: 0903.540.386
- Website: http://baoholaodongbinhdinh.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/baoholaodongbinhdinh
- Email: minhtanct2003@gmail.com; hanhtrang853@gmail.com
Tin tức & Sự kiện khác
- Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 5 vụ sập mỏ đá kinh hoàng ở Thanh Hóa
- 9 lợi ích khi sử dụng quần áo bảo hộ lao động
- Mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng bảo hộ lao động.
- Khái niệm Bảo hộ lao động
- Bảo hộ lao động giày cổ cao
- Cá sấu khổng lồ nặng gần nữa tấn lập kỷ lục thế giới mới
- Quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động
Tin tức & Sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến
-
Giám Đốc
0967.455.777
-
Điện thoại Công ty
02563.663.777
-
Phụ trách kinh doanh
0903.540.386
-
Tư vấn bán hàng
0917.344.484
-
Bộ phận giao dịch
0906.470.479
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 7
- Trong ngày: 16
- Hôm qua: 80
- Tổng truy cập: 850204
- Truy cập nhiều nhất: 1787
- Ngày nhiều nhất: 30.09.2022